Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới sinh sản và có nên mang thai không?

02/14/2020


Thoát vị đĩa đệm và khả năng sinh sản là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng, bệnh lý này vẫn có thể tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì thế, nhiều người băn khoăn là Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới sinh sản?. Trả lời câu hỏi này cần dựa trên nhiều góc độ.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh hoạt "phòng the"? Những chia sẻ từ phía chuyên gia

Về mặt lý thuyết, khả năng sinh sản của con người phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng tinh trùng và trứng. Trong khi đó, bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống. Vì thế, nếu hỏi thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không. Câu trả lời là không. Tuy nhiên, ở một góc độ nhất định, bệnh lý này vẫn sẽ tác động không tốt trong một số trường hợp. Bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.

Cột sống con người có 33 đốt sống. Tuy nhiên, các đốt sống ở thắt lưng và cổ lại dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. Nguyên nhân là chúng chịu nhiều áp lực bởi hầu hết các hoạt động từ nặng đến nhẹ của cơ thể. Trong đó có hoạt động tình dục.

Nhân nhầy đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh và gây ra tình trạng đau nhức. Điều này giảm đáng kể hưng phấn tình dục. Đồng thời, nếu quan hệ với tư thế không phù hợp có thể khiến tình trạng đau nhức diễn ra dữ dội hơn. Và điều này khiến không ít người ngại "yêu". Hoặc họ phải bỏ cuộc trước thời điểm tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn thai kỳ Thoát vị đĩa đệm nhìn chung không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, tuy nhiên người phụ nữ mang thai mắc phải bệnh lý này sẽ khó khăn hơn bình thường. Những cơn đau thắt ở cột sống cộng với sự mệt mỏi vốn có trong giai đoạn thai kỳ có thể bào mòn nhanh chóng sức khỏe của người mẹ.

Đặc biệt là vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Áp lực từ sức nặng của thai nhi lên cột sống sẽ rất lớn. Phần nhân nhầy sẽ bị lòi ra ngoài nhiều hơn. Rễ dây thần kinh khi đó sẽ bị chèn ép nghiêm trọng. Hậu quả là các cơn đau thắt âm ít hoặc nhói lên từng hồi.

Sau giai đoạn kỳ, dù chủ động điều trị thì những tổn thương đối với cột sống của người mẹ vẫn rất nghiêm trọng. Và khi bước vào độ tuổi trung niên, cột sống sẽ bị thoái hóa nhanh chóng. Tình trạng thường gặp là loãng xương và đau nhức thắt lưng kinh niên.

Bên cạnh đó, bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn thai kỳ còn được xem là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên nhân là do bệnh khiến người mẹ ngủ không ngon giấc, ăn không ngon và suy yếu sức đề kháng. Sức khỏe người mẹ không tốt sẽ khiến lượng chất dinh dưỡng thai nhi nhận được không đảm bảo. Tổng hợp tất cả những vấn đề này có thể khiến cho bé dễ mắc bệnh hơn bình thường vào những tháng đầu đời.

Phụ nữ mang thai có dễ bị thoát vị đĩa đệm không?

Ngoài vấn đề cần quan tâm là thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không, bạn cần biết thêm rằng trong giai đoạn mang thai, phụ nữ rất dễ mắc bệnh này. Nguyên nhân thường là do cơ thể chưa quen với việc gia tăng áp lực quá lớn lên cột sống.

Cụ thể, trong suốt giai đoạn thai kỳ, người phụ nữ có thể tăng từ 7 - 11kg. Khối lượng tăng thêm này khiến cột sống phải chịu áp lực gấp nhiều lần. Bởi khối lượng tăng thêm hầu hết là tập trung ở bụng. Ngoài cột sống, xương chậu cũng là bộ phận chịu áp lực rất lớn.

Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố rất lớn. Điều này cần thiết để thai nhi phát triển và chuẩn bị cho bé chào đời.Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là yếu tố khiến dây chằng và các cơ bị yếu hoặc suy giảm chức năng. Cộng với áp lực thường xuyên quá lớn lên bụng và cột sống; tư thế ngồi không đúng, bao bọc đĩa đệm rất dễ bị rách. Khi đó, nhân nhầy sẽ tràn ra ngoài và gây chèn ép rễ dây thần kinh.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn thai kỳ thường dễ nhầm lẫn với những cơn đau bình thường khi mang thai. Vì thế, nhiều người chủ quan không kiểm tra. Đến khi cơn đau thắt lưng diễn ra dữ dội mới đến cơ sở y tế thì rất khó để điều trị.

Những lưu ý để thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến quá trình mang thai - Bạn cần biết

Để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đến khả năng sinh sản và trong giai đoạn thai kỳ. Thậm chí là sau khi sinh con. Bạn cần quan tâm đến những lưu ý dưới đây:

Những bước chuẩn bị lâu dài

Hãy luyện tập thể dục mỗi ngày. Khi bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ dặn không nên gây ra các áp lực lớn lên cột sống. Điều này không có nghĩa là suốt ngày chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ. Bởi điều này chỉ khiến bệnh tình thêm trầm trọng do nguy cơ xơ cứng khớp.

Thay vào đó, người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tốt và cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, việc thực hiện các bài tập sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm hiểu và thực hành các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Bên cạnh luyện tập, chế độ ăn uống cũng là bước chuẩn bị dài hạn rất quan trọng. Bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và điều độ. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm nhiều canxi và magie để xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước.

Mặt khác, chế độ ăn uống điều độ còn thể hiện qua việc ăn đúng bữa. Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý và không ăn quá khuya. Song song đó, bạn cần hạn chế dùng chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Nguyên nhân là chúng có thành phần ngăn cơ thể tổng hợp canxi.


© 2019 Anthony Garfield. All rights reserved.
Powered by Webnode Cookies
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started