Đau nhức xương bả vai: Những yếu tố tác động, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

02/25/2020

Đau nhức bả vai (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/dau-xuong-ba-vai.html) và cánh tay phải nếu chỉ xuất hiện trong vài ngày thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì rất có thể là do bệnh lý. Nếu biết cách điều trị và chủ động ngay từ đầu, bạn sẽ không cần đến phẫu thuật mà vẫn có thể cải thiện được tình trạng đau nhức và trở lại sinh hoạt bình thường

Những tác động ảnh hưởng đến cơ thể khiến bả vai và cánh tay phải bị đau nhức cần chú ý

Tác động sinh lý khiến vai và cánh tay phải bị đau nhức chủ yếu đến từ thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt không khoa học. Bên cạnh đó, vận động không đúng cách gây chấn thương và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng được xếp vào trong nhóm nguyên nhân này.

Vận động hoặc ngủ sai tư thế

Tình trạng đau có thể xảy ra ở cả hai bả vai và cánh tay do làm việc, ngủ sai tư thế, mang vác vật nặng không đúng cách... Nhân viên văn phòng, tài xế, người lao động nặng hoặc vận động viên... là những đối tượng thường mắc phải nguyên nhân này. Mặt khác, lao động dù có đúng tư thế nhưng quá sức cũng có thể gây đau nhức ở cánh tay và bả vai.

Người có thói quen nằm nghiêng bên phải quá lâu hoặc nằm co quắp suốt đêm cũng dễ gặp tình trạng này. Trong khoảng thời gian đó, cột sống chịu áp lực gấp đôi bình thường. Việc lưu thông máu đến vai và cánh tay bên phải bị hạn chế khiến các cơ, xương khớp ở đây bị rối loạn và đau nhức.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác nhân này thường gặp ở người trưởng thành hoặc đã lớn tuổi. Họ phải dùng nhiều loại thuốc tân dược hoặc dùng kéo dài. Điều này làm rối loạn hoạt động lưu thông máu đến các khớp, trong đó, phần gáy, bả vai và cánh tay phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Cụ thể, tác dụng phụ một số loại thuốc có thể gây đau ở các bộ phận này là thuốc chứa Glucocorticoid; loại trị bệnh dạ dày và tá tràng; chống động kinh, trầm cảm và đông máu, vitamin A liều cao...

  • Thuốc chứa Glucocorticoid làm tăng chuyển hóa canxi cho xương. Tuy nhiên, dùng không đúng cách lại làm bào mòn, thậm chí hoại tử xương.

  • Thuốc điều trị bệnh dạ dày thường gây ức chế bơm proton. Nếu dùng nhóm thuốc này trên 1 năm, nguy cơ loãng xương sẽ rất cao. Đồng thời, người dùng dễ suy giảm hoặc mất khả năng vận động.

  • Các loại thuốc chống động kinh, trầm cảm hoặc chống đông máu và một số dạng vitamin A có thể khiến quá trình hấp thụ canxi của xương gặp khó khăn. Thuốc chống đông khiến sự họp thành collagen trong xương bị hạn chế. Các tác động này khiến bả vai, cánh tay phải nói riêng, hệ thống xương khớp toàn cơ thể nói chung bị đau nhức.

Ăn uống thiếu chất

Người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai là những người có cơ địa nhạy cảm. Ở nhóm đối tượng này, khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất kém. Khi cơ thể bị thiếu canxi hoặc vitamin B (đặc biệt là B1 và B12) sẽ rất dễ bị đau nhức.

Đau nhức bả vai và cánh tay phải có phải là dấu hiệu của bệnh xương khớp?

Đau nhức bả vai và cánh tay không chỉ phản ánh cơn đau cơ học, mà nó còn là cảnh báo về các bệnh lý về cột sống (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống), dây thần kinh hoặc nội nạng. Nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng hướng, căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng sống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Tình trạng đau nhức bả vai, cánh tay là cảnh báo một số căn bệnh như:

  • Bệnh loãng xương: Là hiện tượng mật độ canxi trong xương giảm sút gây ra tình trạng xương xốp, giòn, dễ tổn thương. Tình trạng đau nhói dưới bả vai, cánh tay, giật cơ xuất hiện nhiều lúc về đêm, gần sáng hoặc khi thi đổi tư thế.

  • Nhiễm lạnh: Thường xảy ra ở những người ngồi quá lâu trong môi trường máy lạnh nhưng ít vận động. Bên cạnh đó, những người bị ướt mưa hoặc thường xuyên tắm gội vào tối muộn cũng có thể là bị tình trạng này.

  • Nhồi máu cơ tim: Là tình trạng khi lượng máu đi nuôi cơ thể bị cắt đột ngột do nhánh mạch vành bị tắc nghẽn làm chết tế bào cơ tim. Bệnh này gây đau ngực trái, đau thắt ngực rồi tấn công sang bên phải, lan ra sau lưng và hai cánh tay.

  • Viêm phế quản phổi: Phế quản bị virus, vi khuẩn tấn công gây ùn cứ chất lỏng hoặc mủ ở phế nang, kẽ phổi. Khi hắt hơi, người bệnh bị đau giật ở vùng vai trái, bả vai phải thường xuất hiện khi ho khan, ho có đờm đôi khi kèm theo máu hoặc mủ.

  • Các bệnh về cột sống (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn...): Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Khi cấu trúc các đốt sống bị sai lệch, dây thần kinh bị chèn ép, cơn đau không chỉ xuất hiện ngay tại vị trí chèn ép mà còn lan ra theo đường đi của dây thần kinh. Đau nhức không chỉ do tác động dẫn truyền của dây thần kinh mà nó còn liên quan đến quá trình lưu thông máu. Chính vì thế, khi bệnh chuyển nặng, phần cánh tay và bả vai có thể bị mất cảm giác tạm thời hoặc mất khả năng tự điều khiển hoàn toàn.

  • Rối loạn vận động vùng xương bả vai: Thường gặp ở tài xế lái xe, điều khiển máy, dân văn phòng... Khi ngồi ở một tư thế quá lâu khiến vùng xương khớp, cơ bả vai phải chịu tổn thương vì chịu áp lực lớn, không được thư giãn dẫn đến xuất hiện các cơn đau.

  • Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai: Cơn đau do chấn thương một phần hoặc toàn bộ các dây chằng quanh khớp vai. Cơn đau nhói kéo dài ở vùng bả vai phải, cánh tay và vai yếu hơn bình thường. Đau khi chải tóc, nằm xuống ngủ hoặc giơ tay cao hơn đầu.

  • Hội chứng ống cổ tay: Cơ chế gây đau do sụn khớp bị bào mòn, hai đầu xương bị cọ vào nhau. Đồng thời, bao hoạt dịch bị vỡ hoặc tăng sinh quá mức gây sưng và nhiễm trùng. Các tổn thương ở phần gân, cơ và dây chằng cũng sẽ gây đau nhức, cảm giác nóng rát, ngứa, tê hoặc châm chích như bị kim đâm.

Đau nhức bả vai và cánh tay phải hướng điều trị bệnh như thế nào?

Đối với nhóm nguyên nhân sinh lý, việc điều trị khá đơn giản. Bạn có thể tự điều trị tại nhà. Cơn đau thường thuyên giảm hoặc hết hoàn toàn sau vài ngày điều trị.

Với nhóm nguyên nhân bệnh lý, quá trình điều trị rất phức tạp. Người bệnh có thể áp dụng cả biện pháp nội khoa (Đông, Tây y), phương pháp không dùng thuốc (điều trị tại nhà, vật lý trị liệu) lẫn ngoại khoa.

Với các trường hợp bị đau nhức cánh tay phải và bả vai đều do rất nhiều yếu tố tác động ở cả 2 nhóm nguyên nhân. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Hai yếu tố tác động chính đến việc lựa chọn phương pháp điều trị là nguyên nhân và thể trạng người bệnh. Để biết chính xác, bạn cần thăm khám, thực hiện các xét nghiệm (thử máu, chụp X-quang, MRI) để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.


© 2019 Anthony Garfield. All rights reserved.
Powered by Webnode Cookies
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started